Ngày đăng: 09/10/2020 Nhấn để in bài viết

CÁCH VIẾT LUẬN VĂN THẠC SỸ

 CÁCH VIẾT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Từ góc độ nghiên cứu định lượng, chuyên ngành xã hội – nhân văn

A. Format của luận văn Thạc sĩ
Mỗi trường sẽ có 1 khung viết luận văn thạc sĩ/ tiến sĩ khác nhau, các bạn nên vào thư viện trường tham khảo, down sẵn cái hướng dẫn về.
Tuy nhiên về cơ bản thì bao giờ cũng sẽ có các phần sau:
1. 서론 (연구 필요성 및 목적 – 연구문제)
2. 이론적 배경 및 선행연구 고찰
3. 연구방법
4. 연구결과
5. 논의 및 결론
Trong 5 phần trên thì phần 1 và 2 là đau đầu nhất là tốn nhiều thời gian nhất. Còn phần 3, 4, 5 thì khá là mượt.

B. Quá trình viết luận văn

1. Tìm chủ đề và hình thành câu hỏi nghiên cứu
Bạn cần tìm được chủ đề mà mình có hứng thú làm. Phải có hứng thú và quan tâm thì bạn mới có thể đeo bám nó suốt mấy kỳ học được.
Ví dụ như trường hợp của mình là chuyên ngành nghiên cứu gia đình nên mình quan tâm về vấn đề hôn nhân, làm cha mẹ, những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định làm cha mẹ. Sau khi nói với giáo sư mấy vấn đề mình quan tâm thì giáo có gợi ý là làm về vấn đề sự hiếu thảo (chữ hiếu trong Nho giáo) ảnh hưởng đến việc trở thành bố mẹ như thế nào và có thể làm so sánh giữa VN và HQ. Và mình quyết định đi theo hướng đó.
Với những bạn đang tìm đề tài thì mình có gợi ý là bạn hãy xem lại các môn học chuyên ngành trong các kỳ 1,2,3 và tìm lấy 1 đề tài bạn hứng thú. Thường các nội dung/ bài báo giáo sư giảng trong khi học đều là những vấn đề cơ bản và kinh điển, các bạn lấy đó làm gốc cho đề tài, sau đó thu gọn lại để tự tìm ra đề tài của mình và sau đó sẽ làm hình thành câu hỏi nghiên cứu.
Để đi đến được đề tài thì vấn đề cốt lõi là bạn vẫn luôn cần đọc nhiều nghiên cứu, bài báo khoa học đã được xuất bản trước đó. Đây là quá trình làm Literature Review (LR)
Làm quá trình này chính là phần I của luận văn của bạn.
Bạn cần làm phần LR thật kỹ và thật nghiêm túc thì mới có thể ra được câu hỏi nghiên cứu. Và bạn làm kỹ và nghiêm túc thì sẽ tiết kiệm cho bản thân được thời gian và nước mắt khi viết phần II của luận văn.
Và nếu bạn nào chỉ mới nghĩ ra chủ đề mà không tìm đọc các nghiên cứu trước đó thì khả năng sẽ bị giáo vặn rất là cao. Vậy nên bạn nên bỏ thời gian đọc tìm hiểu để còn trả lời giáo.

2. Hình thành mô hình nghiên cứu – tìm đọc 선행연구 liên quan đến các biến (변수) nghiên cứu
Những việc này gần như là làm song song nên mình gộp lại thành 1 phần.
Sau khi bạn tìm được đề tài muốn nghiên cứu, sau khi trao đổi với giáo sư thì bạn sẽ đi đến phần hình thành câu hỏi nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, đồng thời sẽ xác định được các biến nghiên cứu của mình là gì (ví dụ như là biến độc lập là những biến nào, biến phụ thuộc là biến nào)
Sau đó thì bạn cần tìm đọc các bài báo đã được xuất bản trước đó có liên quan đến các biến nghiên cứu và mối quan hệ giữa các biến đã được nhắc đến như thế nào trong các nghiên cứu trước đó.
Mình thì làm nghiên cứu định lượng và dùng bảng hỏi để lấy số liệu. Luận văn của mình có các biến độc lập là sự hiếu thảo (gồm có 5 biến nhỏ) và biến phụ thuộc là động lực trở thành cha mẹ.
Các biến ở trong nghiên cứu này của mình đều dùng các bảng hỏi mà đã được sử dụng trong các nghiên cứu có trước và được chứng mình là có ý nghĩa nghiên cứu chứ không phải là những câu hỏi mình tự đặt ra. Các bạn khi làm nghiên cứu định lượng có sử dụng bảng hỏi cần phải lưu ý vấn đề này. Bảng hỏi cấu thành các biến nghiên cứu mà các bạn dùng có ý nghĩa nghiên cứu hay không?

3. Quá trình tìm và đọc 선행연구

Khi bạn đã xác định được các biến nghiên cứu thì sẽ phải tìm đọc các bài báo liên quan đến các biến của mình. Cách tìm thì bạn có thể sử dụng thư viện trường, trang RISS và Google Scholar.
Khi down tài liệu thì bạn nên lưu các bài báo theo từng biến nghiên cứu để dễ tìm đọc. Và nên đặt tiêu đề bài báo theo cách mà bạn thấy là dễ nhớ và dễ tìm.
Khi đọc thì bạn nên tổng hợp lại ý chính của các bài báo đó liên quan đến biến nghiên cứu của mình và nhớ là phần trích dẫn cũng rất quan trọng nên bạn cần lưu lại thông tin của bài báo đó. Và thường bên ngành xã hội sẽ yêu cầu trích dẫn theo format của APA nên bạn cần lưu lại cách trích dẫn theo format của APA khi tóm tắt bài báo thì sau này khi hoàn thành luận văn bạn chỉ cần copy paste lại thì sẽ nhanh. Phần trích dẫn này các bạn có thể sử dụng Endnote.

4. Quá trình viết
Bạn nên đọc tham khảo các bài báo của giáo sư bạn và luận văn của các tiền bối để tham khảo phong cách viết vì viết học thuật rất khác so với viết văn thông thường. Và tham khảo phong cách của giáo sư thì sẽ tiết kiệm cho bạn thời gian nghe giáo chửi vì lý do câu cú lủng củng không có ý nghĩa.
Mình viết bằng Tiếng Anh nên phần viết luận văn bằng tiếng Hàn mình cũng k có kinh nghiệm gì nhiều.
Nếu giáo nào tốt bụng thì sẽ sửa cho bạn, còn nếu không thì bạn nên bỏ 1 chút tiền để thuê 1 bên thứ 3 chuyên sửa luận văn để người ta chỉnh cách hành văn cho bạn.

5. Với từng ngành, nghe giảng nhiều nhất, dự seminar nhiều nhất những môn liên quan
Kinh nghiệm của mình thì bạn cần học Thống kê. Trong 3 kỳ học Thạc sĩ, mình học môn Thống kê tổng cộng 3 lần ( 2 lần là môn học chính trên trường, 1 lần là 특강). Và cứ mỗi lần có 논문세미나 thì mình lại đi nghe. Nghe nhiều học nhiều thì sẽ thấm dần dần.


P/S : Đây là tham khảo từ tường của Nhat Anh Duong, một bạn đã tốt nghiệp Ths trường ĐH Kyunghee, đã từng bị sì troét vì luận văn, tới mức phải hút thuốc lá- mặc dù bình thường không hút thuốc, phải uống bia để có thể ngủ được .v.v.
 

====================

SMART KOREAN STUDY

🌎  Website: http://www.tienghanquoc.pro.vn
    Fanpage: https://www.facebook.com/hoctienghanthongminh
☎  Hotline: 098 683 3588
📧 Email: smartkoreanstudy@gmail.com
🏫 Tọa lạc: Ngõ 168 đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội