CỜ SAEMAEUL HÀN QUỐC
CỜ SAEMAEUL HÀN QUỐC
Có rất nhiều người còn lạ lẫm về lá cờ màu xanh, ba chỏm lá ở giữa được treo bên cạnh lá cờ quốc kì thiêng liêng của Đại Hàn Dân Quốc.
Đây là lá cờ có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ thời của tổng thống Park Chung Hee.
Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lá cờ này nhé!
1. Saemaeul nghĩa là gì?
Tên của lá cờ này trong tiếng Hàn là 새마을, có nghĩa là “Làng mới”. 새: mới, 마을: ngôi làng.
Thực chất đây là lá cở biểu tượng cho phong trào đổi mới ( 운동) mang tên “Làng mới”.
Cuộc vận động này nhằm khích lệ nhân dân chung tay cải cách, phát triển nông thôn mới, xây dựng cuộc sống mới, để nông thôn bắt kịp thành thị. Nó không đơn thuần chỉ là một phong trào hướng tới một cá nhân, một ngôi làng mà nó còn hướng tới quốc gia, hướng tới tất cả mọi người , cùng nhau chung sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một đất nước không chỉ giàu mạnh về vật chất mà còn giàu mạnh về tinh thần.
2. Sự ra đời của phong trào Saemaeul
Trải qua hai cuộc chiến Nhật trị và nội chiến hai miền Nam Bắc, Hàn Quốc trở thành quốc gia nghèo đói nhất trên thế giới.
Lúc bấy giờ mục tiêu của chính phủ Hàn chỉ là làm sao để nhân dân thoát nghèo đói. GDP trung bình của người dân Hàn Quốc chỉ là 85 đô la. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Nguy kịch hơn chính là sự thay đổi đến tận gốc rễ về ý thức của người dân. Nông nghiệp không thể phát triển do địa hình đồi núi, hạn hán , lũ lụt, người dân không có việc làm thì đi uống rượu, cờ bạc, phó mặc cuộc sống.
Sau trận lũ năm 1969 người dân phải tự mình tu sửa nhà cửa đất đai mà không có sự trợ giúp của chính phủ. Trong một lần thị sát tổng thống Park đã chứng kiến tận mắt những khó khăn của người dân. Ông đã nghĩ ra cách để xây dựng kinh tế nông thôn. Ông cho rằng nếu người dân không đoàn kết, không quyết tâm mà ỉ lại thì dù chính phủ có viện trợ cũng trở nên vô ích. Từ đó ông đã phát động phong trào làng mới.
3. Mục tiêu và tinh thần cơ bản
Cuộc vận động này dựa trên ba tinh thần cơ bản : “ CẦN CÙ- TỰ LỰC – HỢP TÁC”.
Mục tiêu là để thay đổi nhận thức của người dân,phát triển cân bằng từng khu vực và hiện đại hóa nông thôn. Trước hết phải thay đổi con người, muốn thay đổi con người phải thay đổi tinh thần ý thức.
Quan trọng là phải huy động được sự đoàn kết, sức mạnh cộng đồng và tinh thần tự nguyện của người dân. Sau năm đầu tiên, năm thứ hai chính phủ đã bắt đầu hỗ trợ , số làng tự nguyện tham gia chiếm tới 68% tổng số.
4. Thành công và hạn chế của phong trào Làng mới
Sức cạnh tranh của chính phủ Hàn, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào nông thôn chính là động lực để thu hút sự sự tham gia của người dân từ khu vực nông thôn. Ngoài ra với sự lãnh đạo sáng tạo, năng động, xuất sắc và nhiệt tình của chính phủ , cũng như việc chính phủ luôn động viên khen thưởng cho những địa phương có thành tích tốt , tất cả đã làm nên sự thành công của phong trào này. Ngoài ra sự thành công này còn phải kể tới sự tham gia nhiệt tình của người dân địa phương, chính những thành công này đã tạo cho họ niềm tin vào chính mình.
Theo trang của trung tâm Saemaeul Undong Korea, việc cải cách này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề về môi trường. Tất cả những gì mà người dân đạt được là vật chất nên dẫn đến tâm lý ỉ lại…
Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận sự thành công mạnh mẽ của mô hình phát triển này, khi 70% dân số ở nông thôn có thu nhập cao bằng đô thị.
Đây được coi là mô hình thành công nhất trên thế giới với khẩu hiệu “ 잘 살아보세” ( Tạm dịch: Một cuộc sống tốt đẹp hơn).
Người viết: Jenny
====================
SMART KOREAN STUDY
🌎 Website: http://www.tienghanquoc.pro.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/hoctienghanthongminh
☎ Hotline: 098 683 3588
📧 Email: smartkoreanstudy@gmail.com
🏫 Tọa lạc: Ngõ 168 đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội