Chế độ giáo dục của Hàn Quốc

Bài đăng ngày: 06/05/2016

Sự thành công của nền kinh tế Hàn Quốc ngày hôm nay không thể không nhắc tới sự phát triển ngoạn mục của hệ thống giáo dục. Hiện tại chế độ giáo dục của Hàn Quốc là :6-3-3-4 ( sáu năm tiểu học, ba năm Trung học, ba năm Trung học phổ thông, bốn năm Đại học. Và không có chế độ bao cấp.
 

1. Hệ thống giáo dục
Có thể chia hệ thống giáo dục tại Hàn Quốc thành năm cấp bậc: Tiểu học (từ lớp một đến lớp sáu, THCS ( từ lớp bảy đến lớp chín), THPT ( từ lớp 10 đến lớp 12), Đại học bốn năm ( riêng ngành Y khoa và Dược khoa là sáu năm) . Các hệ sau đại học: hai năm thạc sĩ, ba năm tiến sĩ, hai đến ba năm cho cao đẳng – dạy nghề. Giáo dục bắt buộc là mười năm, hệ mẫu giáo không bắt buộc. Ở Hàn Quốc có hai loại trung học (sau THCS) đó là Trung học phổ thông và Trung học nghề. Tuy nhiên tỉ lệ học Trung học nghề ngày càng giảm sút. Để tăng tính hấp dẫn cho các trường nghề, năm 2007, chính phủ Hàn Quốc đã đổi tên thành trường Trung học chuyên nghiệp. Ở Hàn Quốc cũng có trường công lập và dân lập nhưng về cơ bản chương trình giảng dạy không có sự khác biệt.

(ảnh - nguồn từ Internet)

Tất cả các trường học tại Hàn Quốc đều bắt đầu vào tháng ba. Tháng bảy và tháng tám là kì nghỉ hè. Kì học tiếp theo được bắt đầu vào tháng chín. Sau đó là kỉ nghỉ đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng hai.
Đối với sinh viên nước ngoài, chương trình hệ ĐH gồm có : chính quy, trao đổi, chương trình học trong các kì nghỉ, giáo trình tiếng Anh chuyên dụng.


2. Chương trình học và sách giáo khoa

Chương trình giảng dạy hay sách giáo khoa của Hàn Quốc có thể gọi là “tập quyền”. Cả nước chỉ theo một chương trình giảng dạy duy nhất, tập trung vào những kĩ năng, năng lực mà học sinh cần đạt sau mỗi bài học. Tuy nhiên, gần đây Hàn Quốc đã nới lỏng việc biên soạn sách giáo khoa. Sách giáo khoa (SGK)sẽ bao gồm : SGK do bộ Giáo dục Hàn Quốc biên soạn và SGK do các tổ chức cá nhân tổ chức biên soạn có sự thầm định chặt chẽ từ Bộ. Các trường có thể lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau cho mỗi môn học để giảng dạy.

Thời gian áp dụng ngắn nên chương trình giảng dạy cũng được cập nhật mới gắn với từng giai đoạn khác nhau, với sự biến động về kinh tế xã hội. Trong vòng 42 năm Hàn Quốc đã có tới 7 lần cải cách giáo dục nhằm loại bỏ những chương trình không còn phù hợp, gây cản trở đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Lần cải cách mới nhất có nhiều điểm đáng chú ý:
- Áp dụng chương trình học bắt buộc từ lớp một đến lớp 10 (Trước đó là chín năm), chương trình tự chọn từ lớp 11-12. Chương trình căn bản gồm 10 môn trong đó Tiếng Anh được coi là môn chính. Trong chương trình tự chọn học sinh phải chọn ít nhất hai môn. (trước đây từ lớp 1- lớp 12 chỉ theo một chương trình)
- Giảm tải nội dung chương trình căn bản, bổ sung những nội dung sát thực tế
- Đa dạng hóa nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng “lấy học sinh làm trung tâm”
- Tăng quyền tự chủ cho mỗi địa phương, tăng cường kiểm tra đánh giá.
(Theo Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP- Thành phố Hồ Chí Minh)


3. Giáo viên

Ở Hàn Quốc, thầy giáo, cô giáo, giáo sự rất được coi trọng. Có thể mức lương mà họ nhận được không cao nhưng họ nhận được sự trân trọng cực lớn từ phía học sinh, sinh viên cũng như phụ huynh. Ở đây sẽ không có chuyện học sinh về mách bố mẹ bị cô giáo phạt, ngược lại giáo viên có quyền phạt học sinh. Nếu theo dõi các drama về học đường của Hàn Quốc các bạn sẽ không còn lạ lẫm với hình ảnh những ông thầy với cây gậy trên tay. Giáo dục Hàn Quốc có chế độ dành cho giáo viên “ 5 năm 1 nhiệm kỳ”. Tức là cứ năm năm họ sẽ lại chuyển trường một lần. Chính sách này thể hiện sư bình đẳng trong giáo dục của Hàn Quốc. Đảm bảo mỗi giáo viên đều có cơ hội được giảng dạy trong các trường từ kém đến giỏi. Học sinh được trải nghiệm nhiều phương pháp học khác nhau, được thay đổi môi trường học liên tục.

Độ tuổi nghỉ hưu tại Hàn Quốc là 65 năm với cả và nữ. Kinh nghiệm càng nhiều, càng có nhiều đóng góp cho giáo dục họ càng nhận được những ưu tiên lớn: như giờ lên lớp sẽ giảm đi, lương hưu cao,….Đôi khi “thầy còn hơn cả mẹ”, nói vậy không quá chút nào. Ngành giáo dục tại Hàn Quốc rất được coi trọng nên giáo viên – những trụ cột của giáo dục nhận được sự tôn kính tột cùng. Đổi lại họ cũng mang trong mình trách nhiệm và nghĩa vụ to lớn đối với học sinh và đất nước, sự nhiệt huyết đối với nền giáo dục quốc dân.
 

4. Học sinh

Học sinh Hàn Quốc một ngày học tới 16 tiếng, ngoài giờ học ở trường họ phải sinh hoạt câu lạc bộ, rồi chạy xô tại các trung tâm để ôn luyện sau đó là thời gian tự học và trở về nhà lúc tối muộn. Trải qua12 năm đèn sách ước mơ duy nhất của họ là có một suất vào Đại học. Giấc mơ này nếu không thành sẽ trở thành một điều vô cùng ám ảnh trong tâm trí của những bạn trẻ Hàn Quốc. Đây chính là lý do mà rất nhiều học sinh trung học ở Hàn Quốc tự tử.
Ở hệ Đại học, sinh viên Hàn Quốc có thể tự chọn giáo án và giáo sư phù hợp với phương pháp học của mình. Cuối khóa còn có những bài đánh giá về giáo sư giảng dạy. Đó là những quyền lợi mà sinh viên có được để đảm bảo việc học không bị áp lực.

Giáo dục là lĩnh vực quan trọng của Hàn Quốc. Chúng ta không thể phủ nhận những tích cực mà chế độ giáo dục này đem lại Nhưng nền giáo dục này cũng tồn tại hai mặt. Bên cạnh những thuận lợi mà nó đem lại thì áp lực của những người phải thực hiện nó cũng mệt mỏi không kém.Nó không chỉ là mối lo của những bạn trẻ Hàn Quốc mà còn là mối lo của những bậc làm cha làm mẹ. Chất lượng giáo dục tốt đồng nghĩa với việc chi phí học tập tốn kém. Nuôi con trở thành gánh nặng của rất nhiều ông bố bà mẹ tại Hàn Quốc dẫn đến tỉ lệ sinh giảm ,cơ cấu dân số đã và đang có xu hướng già hóa…giáo dục là một trong những nguyên nhân gây nên vấn nạn này ở Hàn Quốc.


Trên đây là những tổng hợp khái quát nhất về chế độ giáo dục tại Hàn Quốc. Hi vọng sẽ đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích về Hàn Quốc.

Người viết : Jenny

 

====================

SMART KOREAN STUDY

🌎  Website: http://www.tienghanquoc.pro.vn
    Fanpage: https://www.facebook.com/hoctienghanthongminh
☎  Hotline: 098 683 3588
📧 Email: smartkoreanstudy@gmail.com
🏫 Tọa lạc: Ngõ 168 đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Các bài cũ hơn: