Học đại học ở Hàn Quốc liệu có giống như ở Việt Nam? Bài viết hôm nay hãy cùng SKS tìm hiểu những điều thú vị về cuộc sống tại giảng đường tại Hàn Quốc nhé.
1. Việc thi nhẹ nhàng nhưng xếp hạng chặt chẽ
Nếu như ở Việt Nam việc học hay thi đều khá vất vả đối với nhiều sinh viên thì ở Hàn Quốc lại khác. Việc thi ở Hàn Quốc không quá khó khăn, giảng viên sẽ ra đề cho các sinh viên và giám sát sinh viên ngay trong buổi thi. Điều thú vị là các giảng viên không cần điểm danh số thí sinh dự thi, sinh viên cũng không cần phải ký tên vào danh sách thi khi nộp bài.
Nhiều bạn có thể nghĩ đó chỉ là ở kỳ thi lấy điểm thường xuyên hay kỳ thi giữa kỳ. Thực tế thì không phải mà chính là hình thức thi cuối kỳ ở Hàn Quốc. Lý do là bởi ở Hàn Quốc việc học và thi là quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên. Nếu ai không tự giác đi thi sẽ không có kết quả. Tuy nhiên nếu có lý do chính đáng vẫn sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để thi bổ sung. Còn việc không cần điểm danh trong khi là do ở nước này tính kỳ luật của mọi sinh viên hay công dân đều rất cao nên rất hiếm khi xảy ra những vi phạm, gian lận trong thi cử.
Tuy nhiên ở hầu khắp các trường đại học ở Hàn Quốc, tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập lại rất khắt khe. Bao gồm 4 thành phần điểm từ chuyên cần, bài tập, giữa kỳ và cuối kỳ. Bốn đầu điểm này dùng để đánh giá và xếp loại học viên rất nghiêm ngặt và xét các loại học bổng cho sinh viên. Cuối học kỳ, sinh viên đăng nhập vào hệ thống website của trường để đánh giá giáo viên. Nhưng những sinh viên chỉ đạt loại C và D sẽ không có quyền đánh giá này.
Điểm đặc biệt là không phải tất cả sinh viên đạt điểm tốt đều đương nhiên được xếp loại A hay A+, mà có sự khống chế tỉ lệ rất chặt chẽ: loại A và A+ chỉ có 30% sinh viên/tổng số sinh viên của lớp. Loại B và B+ chỉ có 65% sinh viên/tổng số sinh viên.
Còn lại là loại C, D, E, F. Nếu vượt quá tỉ lệ quy định này thì khi nhập điểm vào máy, hệ thống sẽ báo lỗi. Đây là điều gây "đau đầu" cho các giảng viên khi đánh giá, xếp loại sinh viên, nhất là với những lớp có số sinh viên khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao.
2. Công nghệ điểm danh sinh viên cực “sịn”
Ở Hàn Quốc mỗi học kỳ đại học cũng kéo dài 15 tuần. Trong việc đi học hàng ngày, điểm chuyên cần được tính 10% trên tổng số điểm của sinh viên toàn khóa. Nếu sinh viên vắng 1/4 số buổi sẽ bị F môn học đó. Do đó việc điểm danh ở các giảng đường được quy định rất nghiêm ngặt. Từ điểm danh từng buổi đến điểm danh từng tiết và đặc biệt là dùng các phương tiện thông minh để điểm danh sinh viên.
Bước vào lớp, việc đầu tiên là giảng viên đăng nhập vào hệ thống lớp học (e-class system) rồi chọn mã số lớp học. Trên màn hình sẽ hiện ra danh sách sinh viên. Sau khi giảng viên ấn nút điểm danh, một mã số dành riêng cho tiết học đó sẽ xuất hiện, sinh viên đăng nhập vào hệ thống bằng smartphone cá nhân và nhập mã số đó để đánh dấu sự hiện diện của mình.
Trên bảng điện tử, các thông tin về sĩ số sinh viên của lớp, họ tên sinh viên, mã số sinh viên kèm hình ảnh sinh viên, số sinh viên có mặt (đã điểm danh), số sinh viên vắng mặt... đều hiện ra.
Khi sinh viên điểm danh xong, nơi tên và mã số sinh viên của họ sẽ xuất hiện một con dấu màu đỏ (xác nhận sự hiện diện). Giảng viên sẽ kiểm tra số sinh viên có mặt trong lớp tương ứng với số dấu đỏ đã hiển thị và ấn nút kết thúc điểm danh.
Sinh viên đến trễ có thể yêu cầu giáo sư phụ trách môn học điểm danh lại, tất nhiên trong hệ thống sẽ ghi nhận là đi trễ. Khi điểm danh bằng smartphone, sinh viên không thể nhờ bạn điểm danh thay. Đó cũng là cách buộc sinh viên phải có mặt trên lớp, nếu không muốn bị ảnh hưởng đến kết quả chung.
Chỉ với 2 điểm rất “lạ” kể trên hẳn các bạn đã thấy được phần nào sự khác biệt của giảng đường đại học Hàn Quốc và đại học Việt Nam phải không nào. Hãy cùng chờ đại các bài viết khác khám phá các nét thú vị của môi trường đại học tại Hàn Quốc của SKS nhé!
Ảnh: internet
Người viết: Thu Thủy
====================
SMART KOREAN STUDY
🌎 Website: http://www.tienghanquoc.pro.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/hoctienghanthongminh
☎ Hotline: 098 683 3588
📧 Email: smartkoreanstudy@gmail.com
🏫 Tọa lạc: Ngõ 168 đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội