LỚP NGỮ PHÁP TRUNG CẤP

Bài đăng ngày: 28/02/2024

Ngữ pháp là thuật ngữ dịch từ "grammaire" (tiếng Pháp), "grammar" (tiếng Anh) mà gốc là grammatikè technè ("nghệ thuật viết") của tiếng Hi Lạp. Thuật ngữ này có hai nghĩa: (1) là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, nó có đơn vị khác với đơn vị của từ vựng và ngữ âm; (2) là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu sự hoạt động, hành chức theo những quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị giao tiếp. (Trích từ ngonngu.net)

 

Có nhiều người bảo “khi giao tiếp, hãy bỏ ngữ pháp đi”, đây là một luận điểm vô cùng sai lầm. Trong thực tế chúng ta có thể gặp một số trường hợp vẫn đạt mục tiêu giao tiếp bằng các âm ngọng, từ sai lệnh và ngữ pháp sai lệch, nhưng những trường hợp này giống như những đứa trẻ trong quá trình học nói , giống như những tình huống giao tiếp dân dã – giao tiếp phi ngữ pháp. Sau giao tiếp phi ngữ pháp thì ngữ pháp là quan trọng hàng đồng, và trình độ ngữ pháp (cũng như từ vựng) - càng ở các bậc học cao càng chặt chẽ và khó khăn hơn.

Chương trình đào tạo tiếng Hàn, đạt Topik 3 và tương đương có thể tham gia giao tiếp; nhưng vậy còn cần gì Topik 4,5,6? Chương trình đào tạo cử nhân tiếng Hàn ở các trường đại học với các định hướng du lịch, thương mại, sư phạm .v.v… tại sao quy định chuẩn đầu ra là Topik 5? Chương trình đào tạo biên phiên dịch tại sao yêu cầu học viên đầu vào tối thiểu phải có Topik 4 v.v… cũng cho thấy việc “bỏ ngữ pháp” chỉ có thể ở bậc học giao tiếp.
 
Để làm nghề trước hết cần có vốn từ và kỹ năng ngữ pháp tốt.
Không ít trường hợp học viên khi học dịch đã nhận ra vốn ngữ pháp của bản thân không tốt, không ít trường hợp viết không nổi một bài luận bởi vốn ngữ pháp hạn hẹn, không diễn đạt đúng được ý đồ của bản thân.

Lớp học Ngữ pháp trung cấp đặt mục tiêu:
1.Rà soát năng lực ngữ pháp hiện có của người học: Chỉ dẫn đúng lỗ hổng trên trang ngữ pháp
2.Bổ sung kiến thức ngữ pháp còn thiếu hụt
3.Củng cố kiến thức ngữ pháp theo thang đo năng lực Bloom
(Từ hiểu (understanding), áp dụng (applying), phân tích (analyzing), đánh giá (evaluating) đến sáng tạo (creating)
4.Chỉ dẫn người học thực hành sáng tạo (creating) với các cấu trúc ngữ pháp ở bậc trung cấp – bậc trung gian giữa bậc sơ cấp - phi ngữ pháp và bậc cao cấp – ngữ pháp rất chặt chẽ và tinh tế
5.Tạo nền tảng vững chắc cho người học bước vào học dịch nói riêng và vào con đường học thuật cao hơn với tiếng Hàn …

Đây là link để người học tự rà soát năng lực ngữ pháp hiện có. Mời các bạn chủ động đánh giá.
https://docs.google.com/spreadsheets/d/16tz-O0G-3xiiLSMAyFx-93ZAqwsUa8k9/edit#gid=665650549



===================

SMART KOREAN STUDY

🌎 Fanpage: https://www.facebook.com/hoctienghanthongminh
☎ Hotline: 0932 599 799
📧 Email: smartkoreanstudy@gmail.com
🏫 Tọa lạc: ngõ 168 đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Các bài cũ hơn: